Cách chống thấm cho nhà vào mùa mưa

Các cách chống thấm vào mùa mưa 

1. Sử dụng sơn chống thấm

Vật liệu quan trọng nhất để chống thấm cho nhà chính là sơn chống thấm. Thị trường hiện nay cung cấp hàng loạt chủng loại sơn chống thấm của các thương hiệu Expo, Spec, Mycolor, Tison,… với giá dao động trong khoảng 220.000 - 400.000 đồng/thùng 5 lít.

Đây là các loại sơn đa năng, vừa có chức năng chống thấm, bảo vệ ngôi nhà bền vững theo thời gian; vừa mang đến một công trình thẩm mỹ.

Tuy nhiên sử dụng sơn chống thấm chỉ nên dùng với vị trí thấm nhỏ dễ khắc phục, tường và vỏ tường vẫn còn chắc chắn. Nếu tường bị nứt, nhà quá cũ dẫn đến lớp vỏ tường bị bong thì phương án sử dụng sơn chống thấm là không hiệu quả.

2. Xử lý lại phần lớp vỏ của tường

Nếu tường bị thấm là do lớp tường bằng vôi quá cũ, chất lượng kém dẫn đến ngấm vào gạch và các kẽ gạch và thấm vào nhà thì lúc này cách bạn cần thực hiện như sau:

  • Loại bỏ lớp vôi vữa bề mặt
  •  Kiểm tra tìm khe hở
  • Đục hồ quanh khu vực khe nứt
  • Vệ sinh sạch sẽ
  • Đóng lưới sắt cố định vết nứt
  • Trám hồ theo tỷ lệ 1:2,5
  • Ngoài ra có thể một tấm keo chống thấm linh hoạt để lấp vết nứt, và sau đó sơn hoàn thiện lại cho bức tường

Với cách làm này thì bạn có thể xử lý khá ổn các vết thấm do phần vỏ của tường thi công bằng vật liệu kém như vôi và quá nhiều cát, khả năng bám dính kém.Tuy nhiên chắc chắn bạn sẽ tốn công hơn và đòi hỏi người làm phải nắm rõ kỹ thuật. Với cách này Marslight khuyên bạn nên liên hệ với đội thợ xây để nhờ thi công phần này trong trường hợp bạn không nắm rõ về kết cấu tường.

Ngoài ra cũng cần xem xét nhà có lượng nước ống thoát nước mái nhà..chảy trực tiếp vào tường không để điều chỉnh. về mặt lâu dài thì nếu một lượng nước lớn thường xuyên chảy vào thì dù có chống thấm thì tường cũng dễ sẽ bị lại gây mốc tường...

3. Xử lý với tường bị nứt gây dột nước

Mức cao nhất của xử lý chống thấm chính là nhà bị nứt gây ra tình trạng thấm nước. Với tình trạng này thì chắc chắn nếu ở lâu sẽ nguy hiểm hư hại tới thiết bị gia dụng đồ dùng trong nhà. Đặc biệt có thể gây chập cháy hệ thống đèn chiếu sáng trong nhà gây nguy hiểm cả đến tính mạng.

 

Nên áp dụng một số biện pháp như trám bít các vết nứt trên máng xối, ô văng, sân thượng bằng hỗn hợp vữa. Trong đó gồm có cát, xi-măng và chất chống thấm với độ dày ít nhất 1 cm. Kiểm tra hệ thống đường ống thoát nước. Không cho nước thoát thẳng vào đỉnh, mặt tường hoặc các chỗ nối giữa mái, tường và cửa sổ

Tại điểm nứt giữa đỉnh tường và mái. Nếu sử dụng phương pháp trám bít mà không đem lại hiệu quả thì dùng những tấm nhôm mỏng để che nước cho vết nứt. Việc thấm dột mái còn do các máng xối có lòng cạn. Khi mưa lớn nước không thoát kịp và bị tràn lên mái. Trong trường hợp này phải thay mới máng xối có lòng sâu hơn. Hoặc đục thêm lỗ thoát nước dưới vị trí bị tràn

 

Trường hợp mái tôn nhà bị dột. Bạn có thể thực hiện chống thấm dột bằng cách trám bít các vết nứt bằng hỗn hợp xi măng, cát và chất chống thấm. Tuy nhiên, đối với mái tôn quá cũ, tốt nhất là bạn nên thay mới. Để không làm ảnh hưởng đến toàn bộ công trình.

Cuối cùng Marslight khuyên các gia đình nên lựa chọn các phương án thiết kế phù hợp ngay từ khi bắt đầu xây nhà. Nên chú ý đến vật liệu thi công của tường, mái nhà. Sử dụng sơn chống thấm ngay từ đầu và nhà kiên cố đặc biệt khu vực thường xuyên xảy ra bão lũ như khu vực miền trung, duyên hải nam trung bộ...